Trong những năm gần đây, sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học đang trở thành mối quan tâm lớn trong cộng đồng. Theo một nghiên cứu từ UNICEF năm 2022, 26% học sinh cho biết họ gặp các triệu chứng có liên quan đến nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần ở mức trung bình hoặc cao, đặc biệt là ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học. Các nguyên nhân thường liên quan đến áp lực học tập, tài chính, và vấn đề xã hội. Những vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến tình trạng lo âu, trầm cảm và ảnh hưởng đến hiệu suất học tập cũng như đời sống cá nhân của sinh viên.
Tại môi trường làm việc, sức khỏe tâm thần cũng là một vấn đề đáng chú ý. Một khảo sát của Deloitte cho thấy 77% nhân viên trải qua tình trạng kiệt sức (burnout) tại công việc hiện tại, với hơn một nửa cho biết họ gặp tình trạng này nhiều hơn một lần. Tuy nhiên, với sinh viên, nguyên nhân gây căng thẳng thường không chỉ đến từ khối lượng công việc mà còn từ môi trường học tập, áp lực kỳ vọng, và sự thiếu hụt hỗ trợ từ các dịch vụ tư vấn tâm lý trong trường đại học.
Nhằm hưởng ứng chuỗi sự kiện Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (10/10) với chủ đề: “Đã đến lúc ưu tiên sức khỏe tâm thần ở nơi làm việc và học tập”, sự kiện Marathon Festival: Chăm sóc sức khỏe thể chất – Bảo vệ sức khỏe tâm thần được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và giảm định kiến về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng nói chung và trong môi trường đại học nói riêng. Và giải chạy cũng nằm trong chuỗi sự kiện nâng cao năng lực Sức khỏe tâm thần cho sinh viên và cán bộ trường Đại học Giáo dục của dự án MentalHigh.
+ Mục tiêu của giải chạy:
- Khuyến khích phong trào thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần và thể chất cho sinh viên và cán bộ trường Đại học Giáo dục.
- Nâng cao nhận thức và giảm định kiến về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng sinh viên và cán bộ trường Đại học Giáo dục
+ Đơn vị tổ chức:
- Viện nghiên cứu Lâm sàng về Xã hội, Tâm lý và Giáo dục (CRISP-E)
- Đoàn Thanh niên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Thời gian: 7h – 12h ngày 29/9/2024
+ Số lượng: 200 sinh viên/cán bộ
+ Địa điểm: Hòa Lạc
+ Cự ly: 5km, 10km
+ Thành phần tham dự: Cán bộ giảng viên và sinh viên trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
+ Phí tham dự: Miễn phí
+ Đăng ký: Vui lòng điền thông tin đăng ký vào link sau: https://forms.gle/PSMgB99BZh6ANrFcA
+ Hạn đăng ký: 17h ngày 24/09/2024
Liên hệ: Mọi thông tin và quy định về Sự kiện đều được đăng tải trên fanpage: https://www.facebook.com/crisp.ued. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo số: 0343.979.760 (Mr.Đạm) hoặc địa chỉ email: sukienmentalhigh@gmail.com
Hẹn gặp các bạn tại Marathon Festival nhé!
Dự án “Nâng cao năng lực về sức khỏe tâm thần tại các trường Đại học ở Đông Nam Á” (MentalHigh) được tài trợ bởi Chương trình Erasmus + của Liên minh Châu Âu từ tháng 5 năm 2023 đến tháng 4 năm 2026.
Dự án có sự tham gia của 10 đối tác trong và ngoài nước cụ thể: ĐH Khoa học Ứng dụng Hamburg – HOCHSCHULE FUER ANGEWANDTE WISSENSCHAFTENHAMBURG (HAW) (Đơn vị chủ trì); Đại học Khoa học Ứng dụng Turku – TURKU UNIVERSITY OF APPLIED SCIENCES (TUAS), Đại học Jaume I De Castellon – UNIVERSITAT JAUME I DE CASTELLON (UJI), Đại học Hoàng gia Phnom Penh – ROYAL UNIVERSITY OF PHNOM PENH (RUPP), Viện Giáo dục Quốc gia Campuchia – NATIONAL INSTITUTE OF EDUCATION, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (UED) (Đơn vị đồng chủ trì), Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (USSH), Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên (TUAF), Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên (TUEBA), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh (VUTED)
Trong khuôn khổ dự án, chuỗi sự kiện nhằm nâng cao hiểu biết sức khỏe tâm thần cho toàn bộ sinh viên cũng như cán bộ trường Đại học Giáo dục sẽ được triển khai trong năm 2024-2025. Và sự kiện Marathon Festival là sự kiện mở đầu cho chuỗi sự kiện đó.
Để tìm hiểu thêm thông tin về dự án vui lòng truy cập website: https://mentalhigh.net/trang-chu/
Trích nguồn:
[1]:https://www2.deloitte.com/us/en/pages/about-deloitte/articles/burnout-survey.html
[2]: https://www.unicef.org/